Thứ Sáu, 18 tháng 2, 2011

Công bố hàng loạt trường ĐH, CĐ sai phạm trong tuyển sinh 2010


Công bố hàng loạt trường ĐH, CĐ sai phạm trong tuyển sinh 2010 Công bố hàng loạt trường ĐH, CĐ sai phạm trong tuyển sinh 2010
Sáng nay 18/2, tại hội nghị tuyển sinh ĐH,CĐ, TCCN năm 2011, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga đã công bố hàng loạt trường ĐH, CĐ vi phạm quy chế tuyển sinh năm 2010.
Ngoài việc đánh giá thành công của công tác tuyển sinh 2010, Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết, kỳ thi tuyển sinh 2010 vẫn còn một số mặt hạn chế và thiếu sót ở nhiều trường đại học, cao đẳng.
Cụ thể, tại các trường ĐH Thể dục Thể thao Đà Nẵng, ĐH Y Hải phòng, ĐH Tây Bắc…, cán bộ coi thi đã không thực hiện đúng quy định về việc ký giấy thi, giấy nháp hoặc không thực hiện đúng quy định về việc ghi mã đề thi vào phiếu thu bài thi các môn thi trắc nghiệm.
Các trường CĐ Bách khoa Đà Nẵng, CĐ Tư thục Đức Trí, ĐH Duy Tân, ĐH Kiến trúc Đà Nẵng… đã vi phạm quy định xét tuyển sinh các ngành, trình độ đào tạo chưa được giao mở ngành; tuyển không đúng khối khi đã đăng ký; nhân hệ số các môn thi trước khi tính điểm sàn; tự ý vận dụng chính sách ưu tiên trong tuyển sinh.
Đặc biệt, các trường ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, ĐH Thăng Long, ĐH Kỹ thuật Y tế Hải Dương, CĐ Kinh tế - Công nghiệp Hà Nội… đã xác định điểm trúng tuyển không hợp lý, số lượng thí sinh nhập học thực tế vượt quá nhiều so với chỉ tiêu đã xác định, vượt quá năng lực của trường, ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
Còn trường ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Quốc tế Hồng Bàng, CĐ Công nghệ Bắc Hà… đã vi phạm quy định gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường; thông báo nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển trước thời hạn quy định; gửi giấy báo trúng tuyển ngay khi thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển.
Thư trưởng Ga cho biết: “Để giữ vững kỷ cương, nề nếp trong công tác tuyển sinh, góp phần bảo đảm và từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, Bộ đã chỉ đạo xử lý kiên quyết, dứt điểm các sai phạm theo quy định. Theo đó, Bộ đã tạm ngừng tuyển sinh năm 2010 đối với 2 trường đại học do chưa ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động, nội bộ trường mất đoàn kết nghiêm trọng. Xử phạt vi phạm hành chính và khấu trừ chỉ tiêu tuyển sinh năm 2011 đối với những trường tuyển vượt trên 15% chỉ tiêu đã được thông báo. Các trường hai năm liền tuyển vượt trên 15% chỉ tiêu. Chủ tịch HĐTS trường phải chịu xử lý theo quy định tại điều 40 của quy chế tuyển sinh.
Các trường xét tuyển thí sinh vào học những ngành chưa được giao nhiệm vụ đào tạo phải chuyển thí sinh sang các ngành đã được giao nhiệm vụ đào tạo và cùng khối thi. Các trường tính điểm sàn với điểm môn thi đã nhân hệ số dẫn đến việc gọi nhập học thí sinh có kết quả thi dưới điểm sàn phải điều chỉnh lại biên bản điểm trúng tuyển, chuyển những thí sinh không đủ điểm sàn xuống học trình độ thấp hơn và cùng khối thi”.

Nguồn: http://vietyen1.com/giaoduc/vi/news/Tin-giao-duc/Cong-bo-hang-loat-truong-DH-CD-sai-pham-trong-tuyen-sinh-2010-174/

ĐH Hà Nội dự kiến tuyển 1.800 chỉ tiêu năm 2011


ĐH Hà Nội dự kiến tuyển 1.800 chỉ tiêu năm 2011 ĐH Hà Nội dự kiến tuyển 1.800 chỉ tiêu năm 2011
Trường ĐH Hà Nội vừa công bố chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến năm 2011. Theo đó, tổng chỉ tiêu vào trường là 1.800, ngành Ngôn ngữ Anh có chỉ tiêu cao nhất là 250.
Trường ĐH Hà Nội tổ chức tuyển sinh trong cả nước. Ngày thi và khối thi theo quy định của Bộ GD- ĐT, điểm trúng tuyển theo ngành, khối. Trường xét tuyển nguyện vọng 2 cho các thí sinh đăng ký dự thi vào trường . Khối D môn ngoại ngữ nhân hệ số 2, khối A không nhân hệ số. Số chỗ trong ký túc xá có thể tiếp nhận đối với khóa tuyển sinh năm 2011: 200.
Các ngành tuyển sinh năm 2011 của trường như sau:
Số
TT
Ngành học
Mã ngành
quy ước
Khối thi
quy ước
Chỉ tiêu
(Dự kiến)
1
Công nghệ thông tin (dạy bằng tiếng Anh)
104
A, D1
190
2
Quản trị kinh doanh (dạy bằng tiếng Anh)
400
A, D1
100
3
Kế toán (dạy bằng tiếng Anh)
401
A, D1
100
4
Tài chính - Ngân hàng (dạy bằng tiếng Anh)
404
A, D1
100
5
Quốc tế học (dạy bằng tiếng Anh)
608
D1
75
6
Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành (dạy bằng tiếng Anh)
609
D1
75
7
Ngôn ngữ Anh
701
D1
250
8
Ngôn ngữ Nga
702
D1, D2
100
9
Ngôn ngữ Pháp
703
D1, D3
100
10
Ngôn ngữ Trung
704
D1, D4
200
11
Ngôn ngữ Đức
705
D1, D5
100
12
Ngôn ngữ Nhật
706
D1, D6
130
13
Ngôn ngữ Hàn Quốc
707
D1
100
14
Ngôn ngữ Tây Ban Nha
708
D1
50
15
Ngôn ngữ Italia
709
D1, D3
100
16
Ngôn ngữ Bồ Đào Nha
710
D1
30
Lãnh đạo nhà trường cho biết, sinh viên hệ chính quy của Trường ĐH Hà Nội được học ngành thứ hai, nếu kết quả học tập của năm trước đạt từ 7.0 trở lên và có cơ hội để tốt nghiệp với hai bằng đại học trong thời hạn 6 năm. Ngoài hệ chính quy, nhà trường còn tổ chức đào tạo cử nhân hệ vừa làm vừa học, từ xa, bằng đại học thứ hai.
Chiều ngày 6/3 tới, Trường ĐH Hà Nội tổ chức ngày hội Thông tin - Tư vấn tuyển sinh để giúp phụ huynh và học sinh tìm hiểu về các ngành và chương trình đào tạo của trường; tư vấn về chọn ngành thi trước khi làm hồ sơ đăng ký dự thi tuyển sinh đại học năm 2011.



Nguồn: http://vietyen1.com/giaoduc/vi/news/Tin-giao-duc/DH-Ha-Noi-du-kien-tuyen-1800-chi-tieu-nam-2011-173/

Hôm nay, công bố những thay đổi quan trọng trong tuyển sinh 2011


Hôm nay, công bố những thay đổi quan trọng trong tuyển sinh 2011 Hôm nay, công bố những thay đổi quan trọng trong tuyển sinh 2011
Sáng nay 18/2, hội nghị tuyển sinh ĐH, CĐ, TCCN năm 2011 được tổ chức qua 6 cầu truyền hình tại các điểm Hà Nội, Thái Nguyên, Vinh, Đà Nẵng, TPHCM và Cần Thơ.
Hội nghị nhằm đánh giá kết quả công tác thi và tuyển sinh năm 2010 và đưa ra phương hướng cho kỳ thi năm 2011.
Tại hội nghị, Bộ GD-ĐT sẽ chính thức công bố một số thay đổi mà trước đó đã được đưa ra lấy ý kiến đóng góp.
Cụ thể, học sinh (HS) là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại các trường ĐH, CĐ Việt Nam không phải dự thi tuyển sinh. Hiệu trưởng các trường căn cứ kết quả học tập THPT của HS, khi đạt yêu cầu kiểm tra kiến thức và tiếng Việt theo quy định của trường, xem xét quyết định cho vào học.
Bộ cũng sửa đổi, bổ sung những vấn đề liên quan đến trách nhiệm của thí sinh trong kỳ thi; triệu tập thí sinh trúng tuyển đến trường và xử lý cán bộ tuyển sinh vi phạm quy chế như trước khi làm bài thi, thí sinh phải ghi đầy đủ số báo danh (cả phần chữ và phần số) vào giấy thi, giấy nháp và phải yêu cầu cả hai cán bộ coi thi kí và ghi rõ họ tên vào giấy thi, giấy nháp.
Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh trường trực tiếp xét duyệt danh sách thí sinh trúng tuyển do Ban Thư ký trình và ký giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển nhập học. Trong giấy triệu tập cần ghi rõ  kết quả thi của thí sinh và những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học; các trường không gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển vào trường.
Cảnh cáo đối với cán bộ tuyển sinh vi phạm một trong các lỗi: Gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ đăng kí xét tuyển vào trường; thông báo nhận và kết thúc việc nhận hồ sơ đăng kí xét tuyển của thí sinh không đúng thời gian quy định.
Cũng theo dự thảo này, quy định thí sinh trúng tuyển vào trường phải nộp hồ sơ trúng tuyển cũng được bãi bỏ.
Sau hội nghị, Bộ sẽ ban hành quy chế và tài liệu tuyển sinh cho các thí sinh kỳ thi năm 2011.


Nguồn: http://vietyen1.com/giaoduc/vi/news/Tin-giao-duc/Hom-nay-cong-bo-nhung-thay-doi-quan-trong-trong-tuyen-sinh-2011-172/

ĐH FPT mở thêm 5 chuyên ngành mới về CNTT


ĐH FPT mở thêm 5 chuyên ngành mới về CNTT ĐH FPT mở thêm 5 chuyên ngành mới về CNTT
Tuyển sinh 2011, Trường đại học FPT mở thêm 5 chuyên ngành mới bao gồm các ngành: Hệ thống thông tin, Điện tử và Truyền thông, Kỹ thuật máy tính, Khoa học máy tính, Kế toán ứng dụng CNTT.
Các chuyên ngành mà trường đang đào tạo là: Kỹ nghệ phần mềm, Quản trị kinh doanh ứng dụng CNTT và Tài chính ngân hàng ứng dụng CNTT.
Ngày 24/4, Trường ĐH FPT tổ chức kỳ thi tuyển sinh đợt 1 năm học 2011 với nhiều chuyên ngành mới thuộc hai khối ngành CNTT và Quản trị Kinh doanh - Tài chính ứng dụng CNTT.
Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2011 của Trường ĐH FPT là 2500 sinh viên trên toàn quốc. Đây cũng là năm đầu tiên trường triển khai cấp học bổng toàn phần đào tạo từ Cử nhân lên thẳng Tiến sỹ chuyên ngành Khoa học máy tính với thời gian đào tạo tại nước ngoài.
Năm 2011, Trường ĐH FPT tiếp tục mở rộng quỹ học bổng toàn phần mang tên cố Giáo sư, Viện sỹ Nguyễn Văn Đạo với tổng số 400 suất. Trong đó sẽ chọn ra 30 học sinh xuất sắc nhất để cấp học bổng đặc biệt đào tạo từ bậc Cử nhân lên Tiến sỹ theo chuyên ngành Khoa học máy tính với quỹ học bổng dự kiến tổng cộng 5 triệu USD. Bên cạnh chương trình học bổng này, nhà trường vẫn tiếp tục dành nhiều suất học bổng toàn phần và bán phần cho các thí sinh đạt kết quả cao trong kỳ thi tuyển sinh của trường, cũng như các thí sinh đã đạt thành tích trong các kỳ thi Olympic quốc gia và quốc tế.
Kỳ thi tuyển sẽ được tổ chức vào ngày 24/4/2011 tại các cơ sở của trường ở Hà Nội, Đà Nẵng và TPHCM. Thí sinh dự thi cần đáp ứng điều kiện đã tốt nghiệp THPT hoặc sẽ tốt nghiệp THPT trong năm 2011. Thí sinh đăng ký dự thi khối ngành CNTT sẽ làm bài thi các môn Trắc nghiệm toán, Tư duy logic và Viết luận. Thí sinh đăng ký dự thi khối ngành Kinh tế sẽ làm bài thi các môn Trắc nghiệm tư duy logic, Năng lực xúc cảm, Kiến thức xã hội và Viết luận.
Để biết thêm thông tin chi tiết về quy chế tuyển sinh, phương thức đăng ký, hướng dẫn làm bài thi và đề thi mẫu, các chính sách học bổng, hồ sơ và thủ tục nhập học, thí sinh và phụ huynh có thể xem thêm tại địa chỉ website: http://www.fpt.edu.vn/


Nguồn: http://vietyen1.com/giaoduc/vi/news/Tin-giao-duc/DH-FPT-mo-them-5-chuyen-nganh-moi-ve-CNTT-170/

Nhiều ngành học đổi tên để “hút” thí sinh

Tin giáo dục

Nhiều ngành học đổi tên để “hút” thí sinh Nhiều ngành học đổi tên để “hút” thí sinh
Nhiều ngành học năm 2011 của nhiều trường đại học đã được đổi tên. Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết, việc chuyển đổi tên ngành không ảnh hưởng nhiều đến chương trình đào tạo cũng như việc cấp bằng tốt nghiệp.
Cụ thể, Trường ĐH Điện Lực đổi tên 2 ngành: Công nghệ kỹ thuật điện đổi tên thành Công nghệ Kỹ thuật điện, điện tử (trong đó chuyên ngành Quản lý năng lượng đổi tên thành Quản lý công nghiệp); Ngành Công nghệ kĩ thuật điện tử viễn thông đổi thành Công nghệ kĩ thuật điện tử truyền thông.
Trường Đại học Hà Nội, ông Lê Quốc Hạnh, trưởng phòng đào tạo của trường cho biết: “Tuyển sinh 2011, tổng chỉ tiêu vào trường là 1.800 (tăng thêm 100 chỉ tiêu so với năm trước). Điểm mới của trường năm nay là không tuyển sinh ngành Công nghệ thông tin tiếng Nhật. Ngành Khoa học máy tính đổi tên thành ngành Công nghệ thông tin, (bằng tiếng Anh). Đặc biệt, năm nay trường xét tuyển nguyện vọng 2 đối với các thí sinh có nguyện vọng xét tuyển vào trường”.
Trường Đại học Giao thông vận tải Hà Nội, ông Triệu Nam Hải, cán bộ phòng đào tạo của trường cho biết: “Tổng chỉ tiêu vào trường năm nay dự kiến là 4.700 tăng hơn so với năm ngoái 300 chỉ tiêu. Trong đó, phía Bắc 3.350 chỉ tiêu, phía Nam 1.350 chỉ tiêu”.
Ông Hải cho biết thêm, năm nay trường ĐH Giao thông vận tải Hà Nội đổi tên 7 ngành học. Cụ thể: Ngành Tin học đổi thành Công nghệ thông tin; Cơ khí chuyên dùng đổi thành Kĩ thuật cơ khí; Vô tuyến điện và Thông tin liên lạc đổi thành Kĩ thuật điện tử, truyền thông; Kĩ thuật An toàn giao thông đổi thành Công nghệ Kĩ thuật giao thông; chuyên ngành Điều khiển học kỹ thuật đổi thành Kỹ thuật điều khiển tự động hóa; Vận tải đổi thành Khai thác vận tải; Xây dựng công trình giao thông đổi thành Kỹ thuật xây dựng công trình giao thông.
Năm 2011, Học viện Ngân hàng dự kiến tuyển 3.200 chỉ tiêu, trong đó 2.300 chỉ tiêu cho hệ đại học và 900 chỉ tiêu hệ cao đẳng. Theo lãnh đạo của trường, trường hợp có ngành thiếu chỉ tiêu, sẽ chuyển thí sinh có điểm thấp ở ngành thừa chỉ tiêu sang; đào tạo tại Phú Yên có điểm xét tuyển riêng. Hệ Cao đẳng Học việ không tổ chức thi, mà xét tuyển thí sinh đã dự thi đại học khối A theo đề thi chung của Bộ, trên cơ sở hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh. Điểm xét tuyển chung theo khối thi. Trường hợp có ngành thiếu chỉ tiêu, Học viện sẽ chuyển thí sinh từ ngành thừa chỉ tiêu sang.
 
Thí sinh nên cân nhắc khi lựa chọn ngành học phù hợp với khả năng của mình.
Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội tuyển 1.200 chỉ tiêu cho 15 chuyên ngành học. Trong đó, các chuyên ngành tiếng Anh có 520 chỉ tiêu cho năm chuyên ngành khác nhau; ngành học tiếng Nga: 75 chỉ tiêu; ngành tiếng Pháp: 150 chỉ tiêu; ngành tiếng Trung: 170 chỉ tiêu; ngành tiếng Đức: 80 chỉ tiêu; ngành tiếng Nhật: 130 chỉ tiêu; ngành tiếng Hàn Quốc: 75 chỉ tiêu.
Các chuyên ngành: Tiếng Anh Kinh tế Quốc tế, Tiếng Anh Quản trị Kinh doanh, Tiếng Anh Tài chính - Ngân hàng do trường ĐH Ngoại ngữ và trường ĐH Kinh tế phối hợp đào tạo.
Đặc biệt, sau năm học thứ nhất trở đi, nếu có nguyện vọng, sinh viên các ngành học của Trường ĐH Ngoại Ngữ được đăng kí học thêm một chương trình đào tạo thứ hai ngành Kinh tế Quốc tế, Tài chính-Ngân hàng của trường ĐH Kinh tế - ĐH Quốc gia Hà Nội, ngành Du lịch của Trường ĐH Khoa học Xã hội & Nhân Văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) và ngành Luật học của khoa Luật (ĐH Quốc gia Hà Nội).
Sinh viên các ngành tiếng Nga, Trung, Pháp, Đức, Nhật, Hàn và Ả rập của trường được đăng kí học thêm chương trình đào tạo thứ hai ngành tiếng Anh.
Khu vực phía Nam, Trường ĐH Giao thông - Vận tải TPHCM năm nay có thay đổi ngành học một chút, hai ngành Điều khiển tàu biển và Khai thác máy tàu thủy thuộc nhóm ngành Hàng hải.
Tương tự, Trường ĐH Kinh tế- Luật thuộc ĐH Quốc gia TPHCM cũng gộp ngành Luật Kinh doanh, Luật Thương mại quốc tế, Luật Tài chính - Ngân hàng - Chứng khoán trong ngành chính là Luật Kinh tế.
Trường ĐH Công nghệ thông tin Gia Định đổi tên 3 ngành: Hệ thống thông tin kinh tế đổi thành Hệ thống thông tin quản lý; Tiếng Anh đổi thành Ngôn ngữ Anh; Mạng máy tính truyền thông đổi thành Truyền thông và mạng máy tính.
Trường ĐH Luật TPHCM đổi tên ngành Quản trị Luật thành Quản trị kinh doanh.


Nguồn: http://vietyen1.com/giaoduc/vi/news/Tin-giao-duc/Nhieu-nganh-hoc-doi-ten-de-hut-thi-sinh-169/

“Phải nói Không với dạy thêm mang tính cưỡng bức”


“Phải nói Không với dạy thêm mang tính cưỡng bức” “Phải nói Không với dạy thêm mang tính cưỡng bức”
Đó là một trong những yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân trong buổi làm việc với Bộ GD-ĐT sáng 16/2 về kết quả học kỳ I năm học 2010-2011 và kế hoạch công tác năm 2011.
Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân trong buổi làm việc với Bộ GD-ĐT sáng 16/2.
 
Chậm nhất tháng 8/2011, các trường phải công bố chuẩn đầu ra
Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đánh giá cao những kết quả mà ngành giáo dục đạt được trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên, Phó Thủ tướng đã yêu cầu ngành giáo dục phải có những hành động cụ thể và quyết liệt hơn nữa với một số vấn đề trọng tâm như: Triển khai chính sách học phí mới; đổi mới quản lý giáo dục ĐH; chương trình phổ cập mầm non cho trẻ 5 tuổi; đề án đổi mới giảng dạy ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân; đề án kiên cố hóa trường lớp học, nhà công vụ; bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục; vấn đề phân cấp quản lý nhà nước về giáo dục; dự kiến xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới; vấn đề dạy thêm, học thêm, thu tiền thêm trong nhà trường...
Đối với Đề án trường chuyên, Phó Thủ tướng giao Bộ GD-ĐT khẩn trương triển khai thực hiện Đề án trường chuyên trên phạm vi toàn quốc, mục tiêu cao nhất của Đề án đó là phải hoàn thành xong trước năm 2020 để thu hút các học sinh giỏi tại các địa phương.
Về giáo dục đại học, Phó Thủ tướng cũng yêu cầu, chậm nhất tháng 8/2011, các trường phải công bố chuẩn đầu ra  bao gồm kiến thức, kỹ năng, vị trí công việc mà sinh viên có thể thực hiện sau khi tốt nghiệp đại học, cao đẳng và phê duyệt chiến lược phát triển của từng nhà trường.
Theo thống kê của Bộ GD-ĐT, cả nước hiện nay có 149 trường đại học. Số sinh viên đại học: 1.358.861 (tăng 116.083 sinh viên). Số giảng viên: 45.961 (tăng 4.954 giảng viên); Hệ cao đẳng có 227 trường. Tổng số sinh viên: 576.878 (tăng 100.157 sinh viên). Tổng số giảng viên: 24.597 (tăng 4.414 giảng viên); Hệ TCCN có 282, học sinh 685.163 (tăng 59.393 học sinh), giảng viên 17.488 (tăng 1.274 giảng viên).
Đến nay có 215 trường ĐH, CĐ xây dựng và công bố chuẩn đầu ra của ngành đào tạo (tỷ lệ 52,82%); 246 trường (tỷ lệ 60,45%) công bố cam kết chất lượng đào tạo; có 303 trường (đạt tỷ lệ 74,5%) tổ chức xây dựng, rà soát, bổ sung các chỉ số trong chiến lược phát triển nhà trường giai đoạn 2011-2015, định hướng đến năm 2020.
Chấn chỉnh tình trạng ép học sinh học thêm dưới danh nghĩa tự nguyện
Về công tác thi cử, Phó Thủ tướng đề nghị ngành GD-ĐT tiếp tục tăng cường, duy trì và giữ vững kỷ cương, nề nếp trong thi cử, đề cao việc học thật, thi thật, chất lượng thật, chấn chỉnh tình trạng ép buộc học sinh học thêm dưới danh nghĩa tự nguyện ở một vài nơi vẫn chưa được khắc phục.
Đối với vấn đề dạy thêm, học thêm, thu tiền thêm, Phó Thủ tướng đặc biệt lưu ý trên quan điểm, chủ trương không cấm nhưng phải dựa trên việc đáp ứng nhu cầu người học, đồng thời khẳng định, đã đến lúc phải nói không với dạy thêm mang tính cưỡng bức.
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển phát biểu: “Ngành giáo dục sẽ tích cực làm nhưng chưa dám chắc thời gian chấm dứt được tình trạng này”.
Đối với việc thu thêm, Thứ trưởng Hiển cho hay, ngành giáo dục vẫn phải làm vì đó không chỉ là nhu cầu của nhà trường mà còn là nhu cầu của cả người dân, có điều việc thu phải trên nguyên tắc tự nguyện. Bên cạnh đó, hình thức tổ chức các kỳ thi cơ bản vẫn ổn định như trước.  
Tại buổi gặp mặt, lãnh đạo Bộ GD-ĐT đã đề nghị Chính phủ cần có chính sách đầu tư để tăng nhanh số lượng trường, quy mô học sinh học nghề và TCCN nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Tăng nguồn đầu tư ngân sách nhà nước và huy động có hiệu quả các nguồn lực xã hội cho giáo dục và đào tạo, đồng thời tăng cường vai trò, vị trí, trách nhiệm của địa phương với giáo dục. Tiếp tục tích cực chỉ đạo để các Bộ, Ngành hữu quan phối hợp với Bộ GD-ĐT trong việc banh hành các văn bản quy phạm pháp luật.
Tính đến hết học kỳ 1 (năm học 2010-2011), tổng số trường phổ thông cả nước là 28.559 (tăng 121 trường), tổng số lớp 504.231 (tăng 19.524 lớp), tổng số học sinh 14.856.933 (giảm 143.519 em, chủ yếu giảm ở cấp THCS). Tổng số giáo viên trực tiếp dạy 820.843 (tăng 15.331).


Nguồn: http://vietyen1.com/giaoduc/vi/news/Tin-giao-duc/Phai-noi-Khong-voi-day-them-mang-tinh-cuong-buc-168/

Năm 2011 có thêm nhiều ngành học mới


Năm 2011 có thêm nhiều ngành học mới Năm 2011 có thêm nhiều ngành học mới
Tuyển sinh 2011, Bộ GD-ĐT đã đổi tên nhiều ngành học của khối trường Lâm nghiệp. Bên cạnh đó, nhiều trường đại học đã được Bộ đồng ý cho mở thêm ngành học mới.
Trường ĐH Lâm nghiệp Việt Nam là trường có nhiều ngành được đổi tên. Cụ thể: ngành Công nghiệp và phát triển nông thôn đổi thành Công thôn; Thiết kế, chế tạo đồ mộc và nội thất đổi thành Thiết kế nội thất; Kỹ thuật xây dựng công trình đổi thành Kỹ thuật công trình xây dựng; Lâm học đổi thành Lâm sinh; Kinh tế Lâm nghiệp đổi thành Kinh tế Nông nghiệp; Công nghệ thông tin đổi thành Hệ thống thông tin.
Trường ĐH Y dược TPHCM dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh năm 2011 là 1.610 hệ ĐH và 555 chỉ tiêu ngoài ngân sách Nhà nước. Theo lãnh đạo nhà trường, từ tuyển sinh này trường mở rộng ra tuyển sinh trong cả nước với tất cả các ngành chứ không quy định vùng tuyển như các năm trước. Bên cạnh đó, trường giảm chỉ tiêu của ngành Bác sĩ đa khoa và Bác sĩ Y học cổ truyền để tăng chỉ tiêu ngành Điều dưỡng. Đặc biệt, năm 2011, ĐH Y dược TPHCM không có chỉ tiêu cho hệ dự bị.
Trường ĐH Giao thông vận tải TPHCM tuyển sinh 2011, bắt đầu tuyển nữ vào nhóm ngành Hàng hải là ngành Điều khiển tàu biển và Khai thác máy tàu thủy cho cả hệ ĐH, CĐ.
nam -2011-co-them-nhieu-nganh-hoc-moi
Được biết, dự kiến chỉ tiêu tuyển sinh 2011 của ĐH Giao thông vận tải TPHCM hệ ĐH là 2.250, hệ CĐ là 400. Ở bậc CĐ, nhà trường không tổ chức thi tuyển, mà lấy kết quả thi ĐH năm 2011 của những thí sinh đã dự thi khối A vào các trường ĐH trong cả nước theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT để xét tuyển, trên cơ sở hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh.
ĐH Quốc gia TPHCM, tổng chỉ tiêu tuyển sinh dự kiến trong năm 2011 khoảng 13.000 (trong đó ĐH hơn 12.000 và CĐ 850).
Trường ĐH An Giang, năm 2011, dự kiến sẽ tuyển thêm ngành mới là Giáo dục Mầm non, Luật kinh doanh, Kế toán - kiểm toán.
Năm 2011, Trường ĐH Tây Đô dự kiến tăng 10% chỉ tiêu tuyển sinh so với năm 2010. Trường dự kiến mở 2 ngành mới mở là Trung cấp dược và Điều dưỡng.
Trường ĐH Cần Thơ dự kiến tuyển 6.500 chỉ tiêu cho các ngành đào tạo hệ ĐH chính quy. Trong đó, có 1.000 chỉ tiêu sư phạm và 500 chỉ tiêu đào tạo tại tỉnh Hậu Giang. Ngoài ra, trường cũng tuyển 150 chỉ tiêu dự bị ĐH (khối A, B, C) dành cho thí sinh thuộc diện chính sách (nhóm ưu tiên 1) và thuộc khu vực 1 (có hộ khẩu thường trú 3 năm trở lên tại TP Cần Thơ)

Nguồn: http://vietyen1.com/giaoduc/vi/news/Tin-giao-duc/Nam-2011-co-them-nhieu-nganh-hoc-moi-162/

Mạnh tay chặn “loạn” giấy báo trúng tuyển


Mạnh tay chặn “loạn” giấy báo trúng tuyển Mạnh tay chặn “loạn” giấy báo trúng tuyển
Ngày 26/1, Bộ GD-ĐT họp ban chỉ đạo để chuẩn bị hội nghị thi và tuyển sinh ĐH-CĐ năm 2011. Về cơ bản tuyển sinh 2011 vẫn giữ như những năm trước nhưng Bộ sẽ có biện pháp mạnh tay khắc phục tình trạng “loạn” giấy báo trúng tuyển như đã xảy ra trong năm trước.

 
Kỷ luật đơn vị gửi giấy báo trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ xét tuyển vào trường
Để khắc phục những hạn chế trong mùa tuyển sinh trước, Bộ GD-ĐT vừa công bố một số thay đổi mới nhất, dự kiến sẽ chính thức ban hành sau hội nghị tuyển sinh ĐH, CĐ sắp tới. Trong những nội dung thay đổi đó, có nội dung triệu tập thí sinh trúng tuyển đến trường. Cụ thể, chủ tịch hội đồng tuyển sinh trường trực tiếp xét duyệt danh sách thí sinh trúng tuyển do ban thư ký trình và ký giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển nhập học. Trong giấy triệu tập cần ghi rõ  kết quả thi của thí sinh và những thủ tục cần thiết đối với thí sinh khi nhập học
Để tránh tình trạng “loạn” giấy báo trúng tuyển, một thí sinh nhận được 15 - 20 giấy báo trúng tuyển như báo chí đã thông tin trong các mùa tuyển sinh 2010. Bộ yêu cầu, năm nay, các trường ĐH, CĐ không được gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường.
Siết chặt hơn nữa vấn đề này, Bộ có thêm quy định hình thức kỷ luật cán bộ tuyển sinh vi phạm quy chế là: Cảnh cáo đối với những người gửi giấy triệu tập trúng tuyển cho thí sinh không nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển vào trường hoặc thông báo nhận và kết thúc việc nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển của thí sinh không đúng thời gian quy định.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết: “Tuyển sinh 2011, Bộ tăng cường siết chặt kỷ luật thi cử, bất cứ cán bộ nào vi phạm cũng sẽ chịu kỷ luật nghiêm khắc”.
 
Theo Quy chế tuyển sinh, cán bộ tham gia kỳ thi có thể bị hạ bậc lương, hạ ngạch, cách chức hoặc chuyển công tác (nếu là cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan doanh nghiệp Nhà nước), buộc thôi học (nếu là sinh viên đi coi thi) khi mắc phải các lỗi như: ra đề thi sai; giải bài rồi hướng dẫn cho thí sinh lúc đang thi; lấy bài thi của thí sinh làm được giao cho thí sinh khác; gian lận khi chấm thi, cho điểm không đúng quy định, vượt khung hoặc hạ điểm của thí sinh. Trường hợp cán bộ làm lộ, mua, bán đề thi; làm lộ số phách bài thi; sửa chữa, thêm, bớt vào bài làm của thí sinh; chữa điểm trên bài thi, trên biên bản chấm thi hoặc trong sổ điểm đánh tráo bài thi, số phách hoặc điểm thi của thí sinh... sẽ bị buộc thôi việc hoặc xử lý theo pháp luật.
Nhiều trường sẽ không được phê duyệt mở ngành mới
Theo thông tin từ Bộ GD-ĐT và từ một số lãnh đạo trường đại học đăng ký xin mở ngành mới năm 2011, Bộ đã xem xét việc mở ngành của các trường đăng ký. Tuy nhiên, nhiều trường đã không được phê duyệt vì chưa đủ điều kiện để mở ngành học mới, trong đó có  nhiều trường đại học công lập. 
Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, năm 2011,  Bộ xác định chỉ tiêu tuyển sinh của các trường theo năng lực đội ngũ giảng viên, diện tích sàn xây dựng và báo cáo thực hiện 3 công khai. Bộ chỉ ưu tiên dành chỉ tiêu tăng thêm cho các trường có bổ sung đội ngũ giảng viên, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, mở rộng diện tích phòng học, phòng thí nghiệm, thực hành, thư viện.
Bên cạnh đó, Bộ tăng thêm chỉ tiêu cho đào tạo nguồn nhân lực theo địa chỉ với những ngành, những khu công nghiệp đang thiếu nguồn nhân lực. Bộ yêu cầu, các đại học lớn, giữ ổn định quy mô đào tạo đại học chính quy, tăng chỉ tiêu đào tạo sau đại học.
Về đề thi, năm nay, Bộ vẫn tổ chức biên soạn đề thi tuyển sinh dùng chung cho các trường. Đối với các trường tuyển sinh ngành năng khiếu, các môn văn hóa thi theo đề thi chung của Bộ GD-ĐT; các môn năng khiếu thi theo đề riêng của trường. Hiệu trưởng các trường tuyển sinh ngành năng khiếu chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện các khâu: ra đề thi, tổ chức thi, chấm thi; xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển.
Những trường không tổ chức thi tuyển sinh được sử dụng kết quả thi tuyển sinh theo đề thi chung của thí sinh cùng khối thi, trong vùng tuyển quy định của trường để xét tuyển. Hiệu trưởng các trường này chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xét tuyển và triệu tập thí sinh trúng tuyển.
Các trường ĐH có chỉ tiêu tuyển sinh đào tạo CĐ không tổ chức kỳ thi tuyển sinh riêng vào hệ này mà sử dụng kết quả thi tuyển sinh ĐH, CĐ theo đề thi chung của thí sinh cùng khối thi, trong vùng tuyển của trường để xét tuyển. 

Hội nghị tuyển sinh 2011 dự kiến "giảm nhiệt"


Hội nghị tuyển sinh 2011 dự kiến "giảm nhiệt" Hội nghị tuyển sinh 2011 dự kiến "giảm nhiệt"
Nguồn tin từ Bộ GD-ĐT cho biết, nhiều khả năng hội nghị thi và tuyển sinh toàn quốc sẽ được tổ chức vào khoảng gần cuối 2 năm 2011. Khác với các năm trước là Hội nghị tuyển sinh luôn “phản biện” với những ý tưởng mới của Bộ thì năm nay sẽ “giảm nhiệt”.
Bộ GD-ĐT cho biết, dự kiến trong hội nghị này chủ yếu bàn đến vấn những bổ sung, sửa đổi của quy chế tuyển sinh. Còn những trường có ý kiến sẽ trực tiếp nêu tại hội nghị để bàn thảo, sau đó lãnh đạo Bộ sẽ xem xét.
Sở dĩ hội nghị tuyển sinh năm nay bớt nóng bởi kì thi “3 chung” đang ổn định nên trước mắt chưa thay đổi về phương thức tuyển sinh. Trước đây Bộ GD-ĐT cũng đưa ra một số ý tưởng những chưa được sự đồng thuận cao nên cũng tạm thời chưa bàn đến.
Trước việc có nhiều thông về kì thi tuyển sinh năm 2011 như mở thêm cụm thi Tây Bắc, đề thi không có phần riêng, thay đổi một số “kỹ thuật”..., cán bộ Vụ Giáo dục ĐH tiết lộ, ngoài những sửa đổi, bổ sung ở quy chế tuyển sinh mà Bộ đã đăng tải xin ý kiến thì không có sự thay đổi gì so trước. Cách đây không lâu, Bộ GD-ĐT cũng có dự định mở thêm cụm thi Tây Bắc nhưng sau khi bàn tính lại thấy số lượng thí sinh ở cụm này không nhiều nên nếu thành lập cụm sẽ chỉ gây thêm tốn kém. Chính vì thế năm nay vẫn tiếp tục tổ chức các cụm thi như năm trước. Cụ thể:
 
Cụm thi tại thành phố Vinh: Dành cho thí sinh thi vào Trường đại học Vinh và các thí sinh có hộ khẩu thường trú tại 4 tỉnh: Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, có nguyện vọng thi vào các trường ĐH đóng tại khu vực Hà Nội. Cụm thi này do Trường ĐH Vinh chủ trì phối hợp với các trường ĐH liên quan tổ chức thi.
Cụm thi tại thành phố Quy Nhơn: Dành cho thí sinh thi vào Trường ĐH Quy Nhơn và các thí sinh có hộ khẩu thường trú tại 6 tỉnh Bình Định, Phú Yên, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi, Quảng Nam có nguyện vọng thi vào các trường ĐH đóng tại khu vực Hà Nội và TPHCM. Cụm thi này do Trường ĐH Quy Nhơn chủ trì phối hợp với các trường ĐH liên quan tổ chức thi.
Cụm thi tại thành phố Cần Thơ: Dành cho thí sinh thi vào Trường ĐH Cần Thơ và các thí sinh có hộ khẩu thường trú tại 9 tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, An Giang, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, TP Cần Thơ có nguyện vọng thi vào các trường ĐH đóng tại khu vực THHCM. Cụm thi này do Trường ĐH Cần Thơ chủ trì phối hợp với các trường ĐH liên quan tổ chức thi.
Các thí sinh nếu đăng ký dự thi vào các trường ĐH khối Quốc phòng và Công an hoặc các trường và các ngành năng khiếu vẫn phải đến trường ĐH, CĐ để dự thi (không dự thi ở cụm). Cụ thể là: Thể dục thể thao, Nghệ thuật, Mỹ thuật, Nhạc, Họa, Sân khấu điện ảnh, Kiến trúc, Mỹ thuật công nghiệp, Văn hóa quần chúng và các ngành năng khiếu của các trường sư phạm.
Về đề thi, lãnh đạo Cục khảo thí và Kiểm định chất lượng thuộc Bộ GD-ĐT cho biết, nếu quy chế tuyển sinh không sửa đổi thì đề thi vẫn có cấu trúc như cũ. Cụ thể, đối với môn thi Ngoại ngữ sẽ không có phần riêng, các môn thi còn lại vẫn có phần chung và phần riêng.
Đề thi tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2011 phải đạt được các yêu cầu kiểm tra những kiến thức cơ bản, khả năng vận dụng và kỹ năng thực hành của thí sinh trong phạm vi chương trình trung học hiện hành, chủ yếu là chương trình lớp 12, phù hợp với quy định về điều chỉnh nội dung học tập cấp trung học.
Đề thi không nằm ngoài chương trình và vượt chương trình trung học. Không ra đề vào những phần đã được giảm tải, cắt bỏ, hoặc đã chuyển sang phần đọc thêm (phần chữ nhỏ, các phần đã ghi trong văn bản quy định về điều chỉnh chương trình). Đề thi bám sát chương trình trung học (theo từng bộ môn). Có nhiều câu để kiểm tra bao quát chương trình trung học, chủ yếu là chương trình lớp 12, bảo đảm cân đối giữa các phần trong chương trình, đúng các quy định về điều chỉnh nội dung môn học. Về phương hướng ra đề vẫn theo nguyên tắc sẽ có một số câu hỏi thực sự khó để phân loại thí sinh rõ nét.
Năm 2010 với việc ra đề thi có độ phân loại tốt đã làm giảm số lượng thí sinh đạt danh hiệu thủ khoa tuyệt đối 30/30 điểm. Bên cạnh đó cũng đã giảm thiểu tình trạng thí sinh đạt điểm cao nhưng vẫn trượt.
Liên quan đến một số điểm trong quy chế tuyển sinh làm khó dễ cho thí sinh như Dân trí đã từng phản ánh, cán bộ Vụ Giáo dục ĐH cho biết, những vấn đề này còn liên quan đến văn bản pháp quy của các Bộ/ngành khác. Chính vì thế thí sinh cần phải tham khảo thêm để biết chính xác quyền lợi đáng có của mình.